Đã bao giờ bạn chứng kiến một người từng là người rất tốt trong quá khứ nhưng rồi lại trở thành một kẻ vô cùng xấu xa, thậm chí là độc ác?
Đã bao giờ bạn thấy bản thân mình là một người rất tốt nhưng trong một số hoàn cảnh nhất định, vì “dòng đời xô đẩy” mà mình vô tình có những hành động không được tốt đẹp cho lắm?
Đã bao giờ bạn được nghe kể câu chuyện về những kẻ hôn quân, hay ông trùm phát xít trong lịch sử thực hiện hàng loạt những chuyện tàn bạo nhưng vẫn luôn tin rằng mình đang làm một điều chính nghĩa?
Nếu như câu trả lời là có cho tất cả các câu hỏi trên và bạn mong muốn tìm ra lời giải đáp cho những hiện tượng này thì hiệu ứng Lucifer có thể là một góc nhìn tâm lý cực kỳ hữu ích giúp bạn. Hiệu ứng Lucifer không chỉ giúp bạn lý giải nguyên nhân vì sao một người rất tốt trong quá khứ có thể trở thành một kẻ độc ác trong tương lai, ngược lại nó còn giúp bạn có thêm góc nhìn tâm lý sâu xa về lời khẳng định rằng bất kỳ ai cũng có thể là một kẻ độc ác. Và cuối cùng, đó là những giải pháp cho vấn đề trên để mỗi người có thể trở thành “người hùng” thay vì “ác quỷ”.
HIỆU ỨNG LUCIFER
Theo truyền thuyết kể lại trong Kinh Thánh, Lucifer vốn là thiên thần mà Chúa hết mực yêu quý. Lucifer có nghĩa là ánh sáng (light-bringing), hay còn gọi là sao mai trong buổi sớm (the morning star). Lucifer là một người có quyền năng tối thượng. Tuy nhiên sau đó Lucifer đã phản bội lại đức tin của mình vì cho rằng mình mới là kẻ mà loài người phải phục tùng và sùng bái. Sau đó Lucifer đã triệu tập những thiên thần nổi loạn và khơi mào cho cuộc chiến tranh trên Thiên đàng. Kết quả là Lucifer cùng các thiên thần nổi loạn đã bị đánh bại, sau đó đã bị trục xuất khỏi thiên đàng, đẩy xuống địa ngục và trở thành quỷ dữ Satan. Hình ảnh Lucifer được nhắc đến như một sự chuyển đổi từ một thiên thần trở thành quỷ dữ, là hình ảnh biểu tượng cho việc một người biến đổi từ chỗ lương thiện trở thành kẻ ác.
Hiệu ứng Lucifer nói lên những mặt tiêu cực, những phần xấu mà con người có thể trở thành. Cuốn sách The Lucifer Effect được viết bởi Philip Zimbardo – cựu chủ tịch hiệp hội tâm lý Mỹ (American Psychological Association) và là giáo sư đại học Stanford. Dựa trên nghiên cứu về những hành động trái đạo đức và chủ nghĩa anh hùng, những biến đổi tâm lý thông qua quá trình nghiên cứu hơn 30 năm, Zimbardo đã lý giải các yếu tố để biến một người bình thường hoặc người tốt trở thành kẻ độc ác (Understanding How Good People Turn Evil) với tên gọi: hiệu ứng Lucifer.
BẤT KỲ AI CŨNG CÓ THỂ LÀM VIỆC XẤU
Đã bao giờ bạn nghe một câu chuyện kể về một người nhìn thấy một món đồ rất giá trị trong hoàn cảnh mà chỉ có anh ta/ cô ta ở đó? Ở trong hoàn cảnh không có ai nhìn thấy ngoại trừ chính anh ta/ cô ta, lòng tham của người đó nổi lên và anh ta/ cô ta thực hiện hành vi “ăn cắp vặt”, một điều mà người này vốn dĩ không bao giờ làm trong quá khứ. Đây có thể là một ví dụ hết sức quen thuộc với bạn và với rất nhiều người. Ví dụ này giúp chúng ta đưa ra một kết luận không được hay cho lắm rằng bất kỳ ai cũng có thể làm việc xấu. Kết luận này nghe có vẻ cực đoan bởi vì nhiều người có thể nói rằng họ sinh ra vốn dĩ đã là người tốt hoặc họ có thể là một người rất chính trực, chắc chắn họ sẽ không bao giờ làm việc xấu. Nhưng sự thật thì không phải như vậy. Với nhiều người, việc họ không làm một việc xấu là bởi vì họ không ở trong hoàn cảnh cho phép người đó làm việc xấu. Và họ sẽ làm việc xấu nếu như họ ở trong hoàn cảnh cho phép họ có thể làm việc xấu.
Đã bao giờ bạn nghe một câu chuyện kể về một người nhìn thấy một món đồ rất giá trị trong hoàn cảnh mà chỉ có anh ta/ cô ta ở đó? Ở trong hoàn cảnh không có ai nhìn thấy ngoại trừ chính anh ta/ cô ta, lòng tham của người đó nổi lên và anh ta/ cô ta thực hiện hành vi “ăn cắp vặt”, một điều mà người này vốn dĩ không bao giờ làm trong quá khứ. Đây có thể là một ví dụ hết sức quen thuộc với bạn và với rất nhiều người. Ví dụ này giúp chúng ta đưa ra một kết luận không được hay cho lắm rằng bất kỳ ai cũng có thể làm việc xấu. Kết luận này nghe có vẻ cực đoan bởi vì nhiều người có thể nói rằng họ sinh ra vốn dĩ đã là người tốt hoặc họ có thể là một người rất chính trực, chắc chắn họ sẽ không bao giờ làm việc xấu. Nhưng sự thật thì không phải như vậy. Với nhiều người, việc họ không làm một việc xấu là bởi vì họ không ở trong hoàn cảnh cho phép người đó làm việc xấu. Và họ sẽ làm việc xấu nếu như họ ở trong hoàn cảnh cho phép họ có thể làm việc xấu.
Điều thú vị hơn mà hiệu ứng Lucifer lý giải về những người làm việc xấu, họ không phải là những người bẩm sinh đã tàn ác hay có bản chất xấu xa. Các nhà tâm lý học và di truyền học đã nghiên cứu và khẳng định, những đặc điểm bẩm sinh được dựa trên các yếu tố như thuộc tính về di truyền học, nhân cách và bệnh lý. Ngược lại, một người thực hiện hành vi xấu có thể là một người rất bình thường về mặt thể trạng tâm lý và tinh thần. Nguyên nhân khiến một người có thể thực hiện hành vi xấu là do hoàn cảnh người đó được đặt vào khiến người đó có thể thực hiện hành vi xấu. Khi một người được đặt vào một hoàn cảnh khác thì tâm lý họ có thể thay đổi, thậm chí biến đổi hoàn toàn. Điều này có thể được mô tả qua câu nói:
“If you want to change a person, you have got to change the situation. If you want to change the situation, you have got to know where the power is, in the system”.
Nghĩa là nếu bạn muốn thay đổi một người, bạn phải đặt một người vào một hoàn cảnh thuộc một hệ thống khi mà người này được trao quyền để có thể thực hiện một hành vi.
THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI CỦA NHỮNG THẬP KỶ VỪA QUA LOÀI NGƯỜI CHÚNG TA PHẢI ĐỐI VẶT VỚI MỘT VÀI DẠNG TỘI PHẠM MỚI ĐIỂN HÌNH NHƯ LÀ TỘI PHẠM MẠNG !
RANH GIỚI NÀO CHO VIỆC MỘT CHUYÊN VIÊN IT CÓ ĐẠO ĐỨC VÀ VIỆC HỌ TRỞ THÀNH HACKER ? LIỆU HỌ CÓ VƯỢT QUA LẰN RANH GIỮA TRẮNG VÀ ĐEN KHI HỌ CÓ NHỮNG KỸ NĂNG VÀ ĐƯỢC TRAO TRONG TAY NHỮNG CÔNG CỤ VỪA HỮU ÍCH VỪA CHẾT CHÓC ?
KHI NGƯỜI TỐT DÁM LÀM VIỆC XẤU
Bây giờ thì bạn đã hiểu vì sao một người bình thường rất tốt lại có thể dám làm những việc rất xấu mà bình thường người đó không dám làm. Để tổng quát hóa, bạn có thể tóm tắt lại như sau: (Dĩ nhiên, đây chỉ là công thức tóm lại từ khóa cho bạn dễ nhớ, chứ không có công thức nào là công thức như vậy cả).
Hiệu ứng Lucifer = Hoàn cảnh (Situation) + Quyền lực (Power) + Hệ thống (System)
Mỗi một người, ai cũng có thể tạo ra cho mình những làn ranh, là những ranh giới mà bản thân mỗi người không bao giờ cho phép họ vượt qua. Khi đó, cho dù họ ở trong hoàn cảnh có thể làm điều xấu, có thể họ vẫn sẽ lựa chọn thực hiện hành động của một người tốt.
--------
Nguồn: sưu tầm/Lê Gia
--------
Nguồn: sưu tầm/Lê Gia
Comments
Post a Comment